Nhụy Hoa Nghệ Tây

Saffron được thu từ nhụy hoa nghệ tây (Crocus sativus). Là một loại gia vị thảo mộc đắt giá nhất thế giới. Có giá trị cao bởi tính năng dược thảo và nhiều công dụng của nó. Với một mùi thơm dễ chịu hơi ngọt và một chút hương vị đắng. Saffron là vua của các loại thảo mộc, là một trong những loại gia vị lâu đời nhất thế giới. Hơn 3000 năm trước đây nó đã được sử dụng.

Nhụy hoa nghệ tây

Nghệ tây đã rất phổ biến trong nhiều nền văn minh lớn như Sumer, ở Ba Tư cổ đại, Ai Cập, Hy Lạp và các nền văn minh Trung Quốc. Nghệ được sử dụng trong nhiều cách: làm gia vị trong nấu ăn, làm thuốc uống, chống lại bệnh tật, chữa lành vết thương, mỹ phẩm và nước hoa, dầu tắm, thuốc nhuộm và nó đã được huyền diệu trong các nghi lễ hiến tế. Tu sĩ Tây Tạng sử dụng nghệ tây cho lời cầu nguyện và phước lành. Nữ hoàng Cleopatra cho nghệ tây trong bồn tắm để làn da của mình có một màu vàng nghệ. Mùi dễ chịu cũng là cách tăng thêm phần gợi cảm ở chốn phòng the.

Trồng nho làm vang và giấc mơ mới của doanh nghiệp Việt >>

Giới ẩm thực ví Saffron là “vàng đỏ” vì giá thành cao hơn so với các loại thảo mộc khác. Saffron có giá cao, vì quá trình từ trồng trọt đến thu hoạch tất cả đều phải làm bằng tay. Mỗi hoa nghệ tây chỉ có ba nhụy hoa màu đỏ (nhụy cái) có thể được sử dụng còn các nhụy màu vàng (nhụy đực) không có giá trị sử dụng như một loại gia vị. Để có được 1 kg ”vàng” Saffron phải cần đến 150.000 hoa nghệ tây để lấy nhụy.

Nhụy hoa nghệ tây loại I

Nghệ tây có nguồn gốc ở Tây Nam Á, chủ yếu được trồng ở Ba Tư (Iran) chiếm trên 90% thu hoạch thế giới. Một phần ở Tây Ban Nha, Kashmir, Ma-rốc, Afghanistan, Hy Lạp, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Iran và Tây Ban Nha là hai nước xuất khẩu lớn nhất. Nơi được trồng tốt nhất là khu vực của Khorasan ở Ba Tư. Nghệ tây là một thảo mộc quý giá với nhành hoa đẹp nhưng rất mong manh. Trong món ăn nhụy của hoa nghệ tây (Saffron) nó là một sự kết hợp kỳ lạ giữa hương vị mật ong tự nhiên, vị đắng đặc trưng và có một màu sắc đẹp đẽ một cách khác thường.

Giá trị dinh dưỡng của Saffron

Thật ngạc nhiên và thú vị, Saffron tuy được xem là một loại gia vị đắt giá nhất thế giới nhưng Saffron không có giá trị dinh dưỡng. Có lẽ người ta sử dụng Saffron như loại gia vị có tính chất dược thảo. Được dùng như là một phương thuốc tự nhiên và để tạo màu cho các món ăn. Trong thành phần Saffron giàu chất Phytochemical được xem như hóa chất tự nhiên có trong thực vật có tác dụng như chất chống oxy hóa cho cơ thể.

– Picrocrocin – thành phần chính tạo nên hương vị đắng của nghệ tây giúp dễ tiêu tạo sự thèm ăn.

– Chất Crocin và Crocetin – sắc tố màu đỏ tươi là thành phần chính tạo ra màu sắc cho nghệ tây. Có tính chất chống oxy hóa và tốt cho tim mạch.

– Safranal là thành phần chính tạo nên mùi thơm của nghệ tây có tính chất có lợi cho mắt.

Sử dụng Saffron trong nấu ăn

Saffron mặc dù chủ yếu được biết đến như một loại gia vị, vị thuốc không thể thiếu trong ẩm thực các món Âu như gạo, súp, rau, khoai tây, món tráng miệng, đồ uống, và nước sốt. Ngoài ra Saffron dùng để tạo ra một màu vàng cam, màu đỏ đậm hoặc màu nâu (tùy loại) tươi sáng cho các sản phẩm được ngâm trong nó. Đó là những phẩm chất chung mà Saffron có được ứng dụng vào bất kỳ món ăn nào.

Trong món Cá hồi cơm nghệ tây, Saffron được sử dụng bằng cả hai hình thức là nghiền nát như bột. Hoặc có thể sử dụng trực tiếp trong món ăn của bạn trong khi nấu. Hoặc ngâm trong nước nóng và sau đó sử dụng nó để nấu các món ăn. Các loại thực phẩm nấu chín sẽ được hấp thụ màu sắc, hương vị và mùi thơm từ nước nghệ tây này.

Giới sành điệu thường mô tả mùi hương của safron là mùi cỏ khô thoang thoảng một chút hương ngọt của mật ong. Các loại bánh ngọt có sữa, cơm risotto của Ý, món xúp cá bouillabaisse của miền nam nước Pháp, món thịt bê nhồi của người Bồ Đào Nha, thịt trừu nướng nhét tỏi của dân Hy Lạp cũng như là món paella của người Tây Ban Nha, đều có dùng safran làm gia vị.

Bảo quản

Saffron có các thành phần rất dễ bay hơi và mất đi hương vị của nó. Vì vậy nên lưu trữ gia vị đắt tiền này vào lọ thủy tinh. Đậy kín trong một nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời để giữ mùi vị tự nhiên.

Giá của safron rất đắt do sự khan hiếm, một phần là do sự khó khăn trong việc trồng cây. Cây nghệ tây không có khả năng tự sinh sản, tự nhân giống. Điều đó buộc giới trồng trọt phải làm thủ công, cấy ghép để nhân giống. Giá thành sản xuất cũng cao do công việc thu hoạch phải làm bằng tay. Để làm ra một một kí lô sợi nghệ tây khô, thì người ta phải hái đến 150 000 đóa hoa. Tức là tương đương với 40 tiếng đồng hồ làm việc liên tục, nếu làm việc theo ca. Nếu chỉ làm một mình thì phải hái trong 5 ngày liền thì may ra mới đủ một kí lô.

Nhụy hoa nghệ tây

Để thưởng thức gia vị Quý tộc này, mời thực khách ghé thăm nhà hàng Chevalier để thưởng thức món cá hồi cơm nghệ tây với chai rượu vang trắng Grey Chardonnay.

Reservation : 0903.966.006

79 Trương Định, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Menu Chính