Để có được “thiên chức” làm mẹ thì thường những người phụ nữ phải đánh đổi khá lớn cả về sức khỏe, sắc đẹp lẫn vóc dáng của mình. Họ rất dễ rơi vào trạng thái stress, trầm cảm do rụng tóc, tăng cân, da thâm sạm,… Dưới đây Chevalier sẽ gợi ý một số loại rượu bà đẻ được xem là mẹo dân gian không những tốt cho sức khoẻ mà còn giúp cho các mẹ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng cũng như cân bằng tâm trạng của mình.
Rượu bà đẻ làm từ gạo nếp và trứng
Còn gọi là rượu Ba Trăng hay rượu Bách Nhật. Rượu có vị ngọt, ngậy và thơm, giúp cải thiện trí nhớ, tăng hệ miễn dịch, ngủ ngon, giải độc gan và giảm đau mỏi xương khớp… Bao gồm một số nguyên liệu dễ kiếm như trứng gà ta (không dùng trứng vịt hay trứng gà công nghiệp, tốt nhất nên dùng trứng gà con so), gạo nếp (nếp trắng hoặc nếp cẩm), rượu nếp trắng đã qua tinh lọc độc tố từ 40 – 42 độ, bình thủy tinh/chum/vại gốm sứ (không dùng bình nhựa, bình hợp kim inox).

Các bước ngâm rượu:
Bước 1: Vo sạch gạo nếp rồi cho vào nồi nấu như nấu cơm hoặc hấp. Đợi chín sẽ lấy cơm rải trên lá chuối hoặc vải sạch để nguội sau đó rắc men lên đều.
Bước 2: Cho cơm gạo nếp ở trên vào bình ủ 3 – 5 ngày tuỳ nhiệt độ đặt bình ủ. Nếu nhiệt độ cao chỉ cần 3 ngày, nếu mùa đông hoặc nhiệt độ phòng thì cần đến 5 ngày.
Bước 3: Rửa sạch trứng gà (có thể rửa qua với rượu), dùng vật nhọn tạo 2 lỗ nhỏ ở 2 đầu quả trứng để dưỡng chất được thúc ra trong thời gian ngâm.
Bước 4: Xếp trứng gà vào bình ngâm ở dưới rồi phủ cơm để trứng không bị nổi lên trên trong quá trình ngâm ủ, sau đó tiến hành đổ rượu.
Đậy nắp thật kín và chắc chắn sau đó mang đi hạ thổ, hạ thổ càng lâu càng tốt. Nơi đặt bình phải thoáng mát và sạch sẽ.
Có thể bỏ qua bước 1 và 2 bằng cách mua sẵn rượu cái. Sau từ 6 – 12 tháng bạn sẽ thu được một bình rượu bà đẻ thơm ngon bổ dưỡng. Không chỉ riêng bà đẻ mà cả gia đình đều sử dụng được. Uống sau bữa ăn chính, 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50ml.
Rượu bà đẻ làm từ gừng và nghệ tươi
Rượu gừng nghệ hạ thổ giúp tiêu hao lượng mỡ thừa, chống nhiễm trùng sau sinh, chống oxy hóa, làm đẹp da, tăng sức đề kháng, làm ấm cơ thể và mờ các vết rạn da. Nguyên liệu gồm có rượu và bình ngâm tương tự như trên. Rượu nên chọn hơn 50 độ, nghệ và gừng ta không cần to nhưng phải là củ già không bị sâu hỏng.

Các bước ngâm rượu:
Bước 1: Rửa sạch nghệ và gừng, cạo hết lớp vỏ bên ngoài sau đó đập dập.
Bước 2: Cho gừng và nghệ vào bình thủy tinh đã rửa sạch, phơi khô sau đó đổ rượu vào. Tương ứng 1kg gừng và 1kg nghệ sẽ ngâm cùng 3 – 4l rượu.
Bước 3: Đậy nắp thật kín sau đó để ở nơi thoáng mát khoảng 1 tháng.
*lưu ý rượu gừng nghệ hạ thổ chỉ dùng bên ngoài, KHÔNG DÙNG ĐỂ UỐNG.
Lắc đều trước khi sử dụng để lớp nghệ phía dưới được đẩy lên. Dùng khăn chấm vào rượu và bôi khắp người (trừ phần đầu ti cho em bé bú)
Các công dụng khác của rượu gừng: https://baomoi.com/5-tac-dung-chua-benh-va-lam-dep-cua-ruou-gung/c/20799137.epi
Rượu bà đẻ làm từ nếp cẩm

Các bước làm cơ bản giống rượu Bách Nhật. Nên chọn nếp cẩm sạch, uy tín, chuẩn bị thêm men nước và men ngọt. Thường ủ khoảng 100 ngày, ủ càng lâu uống càng ngon. Nếp cẩm có nhiều thành phần bổ dưỡng như canxi, vitamin D, axit folic, kali, sắt, kẽm… Giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng, lưu thông khí huyết, tạo nguồn sữa dồi dào và chống suy nhược.
Các bước ngâm rượu:
Bước 1: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi nấu như nấu cơm hoặc hấp. Không nên ngâm gạo trước sẽ làm mất màu gạo, màu rượu cũng không đẹp.
Bước 2: Đợi chín sẽ lấy cơm ra rải đều trên lá chuối hoặc vải sạch đến khi nguội sẽ rắc men ngọt đã được giã nhỏ và trộn đều.
Bước 3: Dùng lá chuối lót phía dưới thành phẩm ở bước 2 và một lớp lá chuối khác để đậy kín. Dùng tấm vải mỏng và sạch đậy lên để chống vi khuẩn.
Bước 4: Sau khoảng 3 ngày (với nhiệt độ cao) khi xuất hiện nước cốt rượu sẽ cho vào bình thủy tinh và đổ rượu vào.
Nên uống 2 – 3 lần / tuần, mỗi lần 20 – 25ml.
*Lưu ý: Các loại rượu ở trên phát huy công dụng tuỳ từng người, nên tìm hiểu kỹ đặc biệt với những người dễ dị ứng.